Cơ chế Sợ_ma

Nhìn chung, trong nội tâm của con người có những nỗi sợ hãi khó lý giải đối với một sự vật, hiện tượng bất kì nhất là những hiện tượng tự nhiên chưa được khoa học khám phá hoặc khám phá chưa thấu đáo, đẩy đủ và vẫn còn là hiện tượng bí hiểm chưa thể lý giải. Tùy vào đặc điểm của từng người mà nỗi sợ hãi lớn hay nhỏ hơn.

Khi sợ hãi, có cảm giác lo sợ, hồi hộp, tiểu não sẽ truyền thông tin đến tuyến yên khiến lượng hormone estrogen đột ngột suy giảm. Sự kích thích này gây ra rối loạn điều hòa vận mạch làm mồ hôi tiết ra nhiều, tim đập nhanh, hơi thở gấp gáp…. Điều đó thể hiện khi một người sợ hãi, cơ thể họ sẽ tự động sinh ra các phản ứng như tim đập nhanh, thở dốc, toát mồ hôi lạnh và dễ giật mình hơn bình thường. Đó là bản năng tự nhiên của con người khi cảm thấy nguy hiểm.

Con người chỉ thực sự cảm thấy sợ hãi khi họ cảm nhận được sự nguy hiểm lớn hơn sự an toàn. Chẳng hạn như khi đi trong những ngôi nhà ma, bỗng có một bàn tay ai đó chạm vào phản xạ của một số người sẽ là nhảy dựng lên rồi chạy thật nhanh. Trẻ em dễ cảm thấy sợ hãi hơn những người lớn tuổi hơn do việc ít kinh nghiệm sống sẽ khiến chúng với nguy hiểm hơn. Đối với phụ nữ, có một hiện tượng nghịch lý là phụ nữ thường sợ ma nhưng lại tò mò thích đọc truyện ma, thích xem phim kinh dị.[2]

Người ta thích xem những bộ phim kinh dị vì họ thích cảm giác sợ hãi. Đôi khi, đó cũng có thể là họ muốn kết thúc cái cảm giác tò mò khi chưa được nếm trải cái sự kinh dị đó
— Jeffrey Goldstein, Giáo sư ngành Xã hội - Tâm lý học tại Đại học Utrecth, Hà Lan

Theo quan điểm của Phật giáo thì Sự sợ hãi, lo lắng, tâm luôn bất an có thể mang dấu ấn oan nghiệt từ kiếp trước. Tuy không nhớ, không có biểu hiện rõ ràng nhưng nó đã ám ảnh khiến người ta hốt hoảng, lo sợ từ lúc nhỏ cho đến tận hiện tại, sự sợ hãi đó phát xuất từ bên trong tâm của mỗi người.[1]